Nhận diện và phân biệt mụn trứng cá đỏ

Mụn trứng cá đỏ là tình trạng mụn thường gặp ở người lớn trên 30 tuổi. Bệnh thường tiến triển nặng thêm theo thời gian và gây ra các ảnh hưởng lớn về tâm lý cho người bệnh.

Bệnh trứng cá đỏ là gì ?
Khác hẳn với mụn trứng cá toàn phát (Ace Vulgaris), trứng cá đỏ xuất hiện trên phần lớn là người lớn trên 30 tuổi và xuất hiện nhiều hơn ở nữ, với tần xuất trung bình 5%. Đây là bệnh mãn tính có triệu chứng thường trồi sụt và tiếp diễn, nếu không được điều trị sẽ từ từ nặng thêm theo thời gian.

Những nguyên nhân và giả thuyết về mụn trứng cá đỏ

Cho đến nay mặc dầu hiểu chính xác nguyên nhân gây trứng cá đỏ là chưa rõ, nhưng có nhiều lý thuyết khác nhau đặt ra cho nguyên nhân gây bệnh, trong đó người ta thấy mạch máu vùng mặt dãn nhiều và dễ dàng gây tăng lượng máu đến da nhiều làm da đỏ bừng. Hơn nữa những yếu tố kích thích càng làm cho da đỏ nhiều hơn lên, làm xuất hiện nhiều vùng sưng u đỏ giống như mụn trong vùng da đỏ ở trung tâm mặt.

Cũng có các tài liệu cho rằng, trứng cá đỏ còn có nguyên nhân do nhiễm trùng da, có thể do một loại ký sinh trùng là ve rận da vi thể tên là Demodex, có thể do tổn thương mô liên kết trung bì do nắng, bất thường miễn dịch gây viêm, ngay cả có thể do yếu tố nguyên nhân tâm lý.

Tuy nhiên những khả năng trên chưa được chứng minh đầy đủ, dù gần đây người ta nghiên cứu thấy nguyên nhân viêm da do một loại đáp ứng miễn dịch bởi một loại protein tên là Cathelicidine. Nghười ta thấy ở người Rosacea lượng protein này trong máu tăng cao nhiều. Gần nhất là có lý thuyết cho rằng vi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trọng trong nguyên nhân gây bệnh.

Triệu chứng điển hình của bệnh trứng cá đỏ

Mụn Trứng cá đỏ thường xuất hiện ở vùng trung tâm mặt (má mũi cằm) và giữa trán. Triệu chứng thường gặp dễ chẩn đoán mà không cần phương pháp chẩn đoán chuyên biệt:

  • Triệu chứng đỏ bừng da : đây là triệu chứng thường gặp nhất và điển hình của trứng cá đỏ, xảy ra thường xuyên kéo dài trên da. Đây là triệu chứng bắt đầu của bệnh, thể hiện đỏ ở vùng trung tâm mặt kèm theo viêm. Đỏ xuất hiện ở trung tâm mặt tức là vùng mũi lan sang má và trán, rất ít khi gặp ở cổ, ngực, tai, da đầu. Ở phụ nữ điều này dễ nhầm lẫn với đỏ da do chu kỳ kinh nghuyệt xảy ra trước khi có kinh.
  • Mụn sẩn/mụn mủ : Mụn đỏ viêm có thể có mủ trắng. Bệnh trứng cá đỏ không có biểu hiện của các mụn không viêm như đầu trắng hay đầu đen. Tuy nhiên một người có thể vừa có bệnh trứng cá đỏ và bệnh trứng cá toàn phát cùng một lúc, trong trường hợp này có thể thấy mụn đầu trắng và đầu đen.
  • Mạch máu dãn nở : gọi là telangiectasia, nhìn thấy rõ các mạch máu chạy ngoằn ngoèo trên bề mặt da rất dễ nhìn thấy.
  • Hiện tượng mũi to đỏ phì đại những nhú cục làm hình thành “mũi lân” !

Ngoài ra còn có các triệu chứng sau :

  • Cảm giác nóng rát và châm chích ở da
  • Xuất hiện những mảng đỏ da và dày cứng
  • Có thể có những vùng da rất khô
  • Da phù nề dày cứng
  • Mi mắt phù nề, nóng rát và ngứa
  • Da dày lên có từng cục và mũi phì đạị

Nhận diện và phân biệt các thể trứng cá đỏ

Bệnh mụn trứng cá đỏ thường biểu hiện dưới nhiều hình thức mà bác sĩ cần phân biệt vì nhiều khi dễ nhầm với các bệnh khác gây đỏ da. Có 4 loại trứng cá đỏ như sau :

mụn trứng cá đỏ

mụn trứng cá đỏ 02

Khi thấy có những triệu chứng mụn như trên, người bệnh nên sớm đến thăm khám và trị liệu các các cơ sở cho chuyên khoa da liễu. Tùy vào thời gian và mức độ hay mắc loại trứng các đỏ nào, các bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị, đồng thời hướng dẫn chăm sóc da một cách kỹ lưỡng và phù hợp nhất để tránh biến chứng da, ngăn tình trạng mụn tiến triển nặng hơn.

Bs Nguyễn Phúc Cẩm Anh

Các bài viết về MỤN các bạn đọc nên xem thêm: